Loading...

    Từ khóa: Bảo hiểm  


Bảo hiểm 06/03/2025
Người lao động nước ngoài có phải tham gia bảo hiểm bắt buộc tại Việt Nam không

Nội dung:

1. Người lao động nước ngoài có phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc tại Việt Nam không?

2. Người lao động nước ngoài có phải tham gia bảo hiểm y tế tại Việt Nam không?

3. Người lao động nước ngoài có phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp tại Việt Nam không?

1. Người lao động nước ngoài có phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc tại Việt Nam không?

Căn cứ điều 2 nghị định số 143/2018/NĐ-CP quy định chi tiết luật bảo hiểm xã hội và luật an toàn, vệ sinh lao động về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam:

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc khi có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp và có hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 01 năm trở lên với người sử dụng lao động tại Việt Nam.

2. Người lao động quy định tại khoản 1 Điều này không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định tại Nghị định này khi thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp theo quy định tại khoản 1 Điều 3 của Nghị định số 11/2016/NĐ-CP ngày 03 tháng 02 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam;

b) Người lao động đã đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại khoản 1 Điều 187 của Bộ luật Lao động.

3. Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân được phép hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động.

4. Cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan đến bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động là công dân nước ngoài.”

Kết luận:

1. Người lao động nước ngoài tại Việt Nam phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:

- Có giấy phép lao động, chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp.

- Ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 1 năm trở lên.

2. Trường hợp không phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc tại Việt Nam:

- Người lao động nước ngoài thuộc đối tượng di chuyển nội bộ doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.

- Người lao động đã đủ độ tuổi nghỉ hưu theo quy định của pháp luật Việt Nam.

- Theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 135/2020/NĐ-CP của Chính phủ thì độ tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường vào mỗi năm từ 2025 sẽ được xác định như sau:

Năm nghỉ hưu

Tuổi nghỉ hưu

Lao động nam

Tuổi nghỉ hưu

Lao động nữ

2025

61 tuổi 3 tháng

56 tuổi 8 tháng

2026

61 tuổi 6 tháng

57 tuổi

2027

61 tuổi 9 tháng

57 tuổi 4 tháng

2028

62 tuổi

57 tuổi 8 tháng

2029

62 tuổi

58 tuổi

2030

62 tuổi

58 tuổi 4 tháng

2031

62 tuổi

58 tuổi 8 tháng

2032

62 tuổi

59 tuổi

2033

62 tuổi

59 tuổi 4 tháng

2034

62 tuổi

59 tuổi 8 tháng

Từ năm 2035 trở đi

62 tuổi

60 tuổi

2. Người lao động nước ngoài có phải tham gia bảo hiểm y tế tại Việt Nam không

Căn cứ vào điều 1 chương 1 nghị định số 146/2018/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của luật bảo hiểm y tế

Điều 1. Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế

1. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên; người quản lý doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập và người quản lý điều hành hợp tác xã hưởng tiền lương; cán bộ, công chức, viên chức.

2. Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn theo quy định của pháp luật.”

Căn cứ Công văn số 389/BYT-BH ngày 31/01/2020 của Bộ Y tế trả lời Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam về vướng mắc đóng bảo hiểm y tế (BHYT) cho lao động người nước ngoài:

Đối tượng người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam dưới hình thức di chuyển nội bộ doanh nghiệp theo quy định tại Khoản 1, Điều 3, Nghị định số 11/2016/NĐ-CP ngày 03/02/2016 của Chính phủ gồm: nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia và lao động kỹ thuật của một doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại trên lãnh thổ Việt Nam, di chuyển tạm thời trong nội bộ doanh nghiệp sang hiện diện thương mại trên lãnh thổ Việt Nam và đã được doanh nghiệp nước ngoài tuyển dụng trước đó ít nhất 12 tháng thì không thuộc đối tượng đóng BHYT.”

Kết luận:

- Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) bắt buộc:

+ Ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên.

+ Là người quản lý doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập hoặc quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương.

- Trường hợp không phải tham gia BHYT:

+ Người lao động nước ngoài thuộc đối tượng di chuyển nội bộ doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, từ 1/7/2025, nếu làm việc tại Việt Nam khi làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên với người sử dụng lao động tại Việt Nam.

3. Người lao động nước ngoài có phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp tại Việt Nam không?

Căn cứ vào Luật việc làm số 38/2013/QH13

Điều 3. Giải thích từ ngữ 

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1.Người lao động là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động và có nhu cầu làm việc. 

...”

Kết luận: Người lao động nước ngoài không phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp

MitoU