Loading...
Trường hợp áp dụng miễn giảm thuế Thu nhập cá nhân từ tiền công theo hiệp định tránh đánh thuế hai lần (DTA) đối với người lao động Nhật Bản. Hồ sơ cần chuẩn bị

a. Trường hợp được áp dụng tránh đánh thuế hai lần

- Thông tư số 205/2013/TT-BTC ngày 24/12/2013 của Bộ Tải chính hướng dẫn thực hiện các Hiệp định tránh đánh thuế hai lần (DTA) và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với các loại thuế đánh vào thu nhập và tài sản giữa Việt Nam với các nước và vùng lãnh thổ có hiệu lực thi hành tại Việt Nam (sau đây gọi tắt là Hiệp định thuế). Theo đố, đối tượng áp dụng của Thông tư là đối tượng cư trú của Việt Nam hoặc của Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam hoặc đồng thời là đối tượng cư trú của Việt Nam và Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam.

- Theo Hiệp định giữa Chính phủ Nhật Bản và Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với các loại thuế đánh vào thu nhập, thì những loại thuế hiện hành được áp dụng tại Việt Nam bao gồm:

+ Thuế thu nhập cá nhân;

+ Thuế lợi tức;

+ Thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài;

+ Thuế đối với các nhà thầu nước ngoài (trong phạm vi được coi như là thuế thu trên lợi tức);

+ Thuế đối với các nhà thầu phụ nước ngoài trong lĩnh vực dầu khí (trong phạm vi được coi như là thuế thu trên lợi tức); và

+ Thuế đối với tiền bản quyền;

- Tại Điều 15 của Hiệp định thuế, trường hợp nếu tiền công của một người lao động là đối tượng cư trú của Nhật Bản, có thu nhập từ làm công tại Việt Nam sẽ chỉ bị đánh thuế tại Nhật Bản nếu thỏa mãn các điều kiện:

+ Người nhận tiền hiện có mặt tại Nước kia trong một thời gian hoặc nhiều khoảng thời gian gộp lại không qúa 183 ngày trong năm dương lịch liên quan, và

+ Chủ lao động hay đối tượng đại diện chủ lao động trả tiền công lao động không phải là đối tượng cư trú taị Nước kia, và

+ Số tiền công không phải phát sinh tại một cơ sở thường trú hoặc một cơ sở cố định mà đối tượng chủ lao động có tại Nước kia.

Nghĩa là: Nếu người lao động Nhật Bản làm việc tại Việt Nam thỏa mãn 03 điều kiện trên sẽ không phải nộp thuế Thu nhập cá nhân tại Việt Nam.

b. Hồ sơ miễn thuế, giảm thuế theo Hiệp định tránh đánh thuế hai lần

- Khoản 2 Điều 62 Thông tư số 80/2021/TT-BTC ngày 29/9/2021 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế quy định về thủ tục hồ sơ miễn thuế, giảm thuế theo Hiệp định tránh đánh thuế hai lần (Hiệp định thuế) như sau:

"2. Đối với cá nhân nước ngoài:

a) Đối với cá nhân là đối tượng cư trú của nước ngoài có thu nhập từ tiền lương, tiền công, thu nhập từ kinh doanh, thu nhập từ đầu tư vốn, thu nhập từ bản quyền, thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản, thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng chứng khoán, thu nhập từ hoạt động hành nghề độc lập và thu nhập khác thuộc đối tượng nộp thuế thông qua bên Việt Nam ký hợp đồng hoặc chi trả thu nhập

a.1) Trong thời hạn 15 ngày trước khi thực hiện hợp đồng với các tổ chức, cá nhân Việt Nam: Cá nhân nước ngoài gửi cho bên Việt Nam ký kết hợp đồng hoặc chi trả thu nhập Hồ sơ đề nghị miễn, giảm thuế theo Hiệp định thuế để nộp cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp của bên Việt Nam cùng với hồ sơ khai thuế của lần khai thuế đầu tiên. Hồ sơ gồm:

a.1.1) Văn bản đề nghị theo mẫu số 01/HTQT ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này;

a.1.2) Bản gốc (hoặc bản sao đã được chứng thực) Giấy chứng nhận cư trú của nước cư trú do cơ quan thuế cấp ngay trước năm đề nghị miễn, giảm thuế theo Hiệp định thuế đã được hợp pháp hóa lãnh sự;

a.1.3) Bản sao Hợp đồng lao động với người sử dụng lao động ở nước ngoài và cá nhân ký cam kết chịu trách nhiệm vào bản sao đó (nếu có);

a.1.4) Bản sao Hợp đồng lao động với người sử dụng lao động tại Việt Nam (đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công và thu nhập từ kinh doanh) hoặc bản sao giấy tờ pháp lý chứng minh nguồn gốc của khoản thu nhập (đối với các loại thu nhập khác) và cá nhân ký cam kết chịu trách nhiệm vào bản sao đó;

a.1.5) Bản sao hộ chiếu sử dụng cho việc xuất nhập cảnh tại Việt Nam và cá nhân ký cam kết chịu trách nhiệm vào bản sao đó;"

Lưu ý về Thời hạn nộp hồ sơ:

- Trong vòng 03 năm kể từ ngày nộp tờ khai thuế có yêu cầu áp dụng hiệp định. Nếu số thuế đã phát sinh quá ba năm trước thời điểm đề nghị áp dụng Hiệp định sẽ từ chối áp dụng Hiệp định trên cơ sở nguyên tắc hưởng lợi Hiệp định (Khoản 1 Điều 6 Thông tư 205/2013/TT-BTC).

- Hồ sơ có thể nộp trước khi nộp thuế hoặc trong vòng 03 năm kể từ ngày hết hạn nộp thuế.

c. Xử lý trường hợp đã nộp thuế nhưng đủ điều kiện miễn/giảm theo DTA

- Theo Điều 50, Thông tư 80/2021/TT-BTC, nếu người lao động đã nộp thuế TNCN tại Việt Nam nhưng sau đó được chấp nhận áp dụng DTA, họ có thể đề nghị hoàn thuế hoặc bù trừ thuế.

- Việc áp dụng DTA không diễn ra tự động, người lao động phải chủ động làm hồ sơ đề nghị hoàn thuế.

Trong trường hợp thực hiện hồ sơ đề nghị hoàn thuế theo Hiệp định thuế, vui lòng liên hệ Đại lý thuế MitoU để biết thêm thông tin chi tiết./.

MitoU